Kinh doanh khách sạn cần những loại giấy phép nào?
Do nhu cầu du lịch, lưu trú ngày càng cao vì thế mà dịch vụ kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vậy nên các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh khách sạn theo quy định mới có thể thực hiện hoạt động kinh doanh.
Vậy kinh doanh khách sạn phải đáp ứng những điều kiện nào, cần xin những loại giấy phép nào để có thể mở khách sạn, xin giấy phép kinh doanh khách sạn có khó không? Nếu quan tâm những vấn đề này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Kinh doanh khách sạn là gì?
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để mang về doanh thu và lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Hiện nay có nhiều tiêu chí để phân loại mô hình kinh doanh khách sạn khác nhau như: Phân loại khách sạn theo quy mô, phân loại khách sạn theo tính chất đặc thù, phân loại khách sạn dựa trên tiêu chí số sao, phân loại theo mức độ cung ứng dịch vụ…
Việc xếp hạng sao khách sạn được căn cứ theo các tiêu chí nêu tại Tiêu chuẩn Quốc gia: TCVN 4391:2015. Bao gồm các tiêu chí về vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…
Theo đó, căn cứ vào các tiêu chí này, khách sạn sẽ được xếp hạng theo hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao.
2. Điều kiện kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo đó chủ đầu tư phải đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định pháp luật mới có thể mở khách sạn và tiến hành hoạt động. Những điều kiện kinh doanh khách sạn đó là:
2.1 Các điều kiện chung
- Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch
- Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.
2.2 Các điều kiện cụ thể bao gồm
- Phải có ít nhất 10 phòng cho một khách sạn, diện tích tối thiểu của phòng đơn là 9m2, phòng đôi là 12m2, có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung. Cơ sở vật chất phải được thiết kế tối thiểu đạt tiêu chuẩn 1 sao.
- Phải đảm bảo an toàn, không gần khu vệ sinh công cộng, các cơ sở sản xuất độc hại, các bệnh viện trường học và khoảng cách này ít nhất là 100m và không được liền kề khu vực cần bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy định hiện hành.
- Bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng.
>> Điều kiện về an ninh, trật tự:
+ Được đăng ký, cấp phép theo quy định của pháp luật Việt Nam
+ Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.
+ Điều kiện về người chịu trách nhiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh:
- Đối với người Việt Nam không được thuộc các trường hợp: đã bị khởi tố hình sự, có tiền án chưa được xóa án tích, đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù, bị cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện an ninh, trật tự,…
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài, không thuộc trường hợp chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
- Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
- Đủ điều kiện về Vệ sinh an toàn thực phẩm nếu có thực hiện kinh doanh thực phẩm kèm theo.
3. Kinh doanh khách sạn cần có những loại giấy phép nào?
Trước khi tiến hành kinh doanh khách sạn bạn cần thực hiện những thủ tục để xin các loại giấy phép theo quy định.Vậy thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh loại hình dịch vụ khách sạn như thế nào?
3.1 Các loại giấy phép cần có khi kinh doanh khách sạn
Chủ đầu tư dịch vụ kinh doanh khách sạn cần tiến hành xin những loại giấy phép sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đủ kiều kiện về an ninh trật tự
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
- Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (đối với trường hợp có kinh doanh thức ăn)
- Quyết định công nhận hạng tiêu chuẩn cơ sở lưu trú du lịch (hạng sao khách sạn)
3.2 Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh khách sạn
a) Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn
Trước tiên, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau đó mới tiến hành xin các loại giấy phép khác.
- Chuẩn bị hồ sơ gồm đăng ký kinh doanh khách sạn:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Điều lệ khách sạn;
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông (nếu lựa chọn loại hình khách sạn là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH);
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyềsn của thành viên là tổ chức;
– Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
- Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.
- Thời gian thực hiện: 3 – 5 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ.4.
b) Thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ kiều kiện về an ninh trật tự
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này)
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khách sạn
- Bản khai lý lịch kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh
- Cơ quan cấp: Công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Không quá 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới. Không quá 04 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi, cấp lại quy định.
c) Thủ tục xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
- Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cấp phép
- Phương án Phòng cháy chữa cháy
- Sơ đồ khách sạn
- Sơ đồ thoát hiểm
- Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ
- Cơ quan cấp: Phòng cháy chữa cháy quận/ huyện hoặc tỉnh, thành phố tùy quy mô và số tầng xây dựng.
- Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
d) Thủ tục xin Giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất:
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh;
- Bản mô tả quy trình chế biến thực phẩm, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn đồ uống;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
- Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm cấp giấy chứng nhận (thuộc sở Y tế)
- Thời gian thực hiện: 30 – 40 ngày có giấy chứng nhận vệ sinh ATTP
- Thời hạn của giấy chứng nhận: là 3 năm.
e) Hồ sơ đăng ký xếp hạng sao cơ sơ lưu trú du lịch của khách sạn
- Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lưu trú
– Sơ đồ phòng khách sạn
– Danh sách các nhân viên làm việc ở khách sạn
– Bằng cấp về chuyên ngành hoặc lớp nghiệp vụ của các nhân viên
– Bảng điểm đánh giá tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn
– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (có sao y)
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (có sao y)
– Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (có sao y)
– Biên lai nộp lệ phí thẩm định khách sạn theo quy định của phá luật hiện hành
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xếp hạng sao khách sạn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Thời gian bắt đầu nộp hồ sơ: Sau 2 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cùng đầy đủ những loại giấy tờ nêu trên.
- Thời gian thực hiện: 30 – 45 ngày có giấy chứng nhận.
Lưu ý: Với các dịch vụ đặc thù khác thuộc kinh doanh có điều kiện như Karaoke, Spa, vui chơi có thưởng, kinh doanh rượu mạnh,… doanh nghiệp phải hoàn thiện các thủ tục liên quan khác.
Có thể thấy thủ tục thành lập khách sạn tương đối phức tạp vì cần phải thực hiện xin cấp nhiều loại Giấy phép khác nhau. Nếu thiếu kinh nghiệm trong vấn đề này thì việc mở khách sạn của bạn có thể bị chậm trễ do thực hiện không đúng thủ tục.
Nhằm giúp khách hàng không cần tốn nhiều thời gian khi kinh doanh khách sạn, Công ty Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ ĐĂNG KÝ KINH DOANH KHÁCH SẠN TRỌN GÓI. Chúng tôi sẽ thay mặt quý khách để thực hiện tất cả những thủ tục liên quan về kinh doanh khách sạn vơi cơ quan chức năng để xin cấp những loại giấy phép cần thiết, đảm bảo nhanh chóng, đúng trình tự với chi phí cạnh tranh nhất
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách những vấn đề liên quan như: đặt tên khách sạn, địa chỉ đặt khách sạn, quy mô khách sạn, loại hình khách sạn… phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng.
LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH: 0909.54.8888 - 028.3985.8888
4. Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn
Để giúp cho công việc kinh doanh và quản lý khách sạn hiệu quả bạn, chủ đầu tư cần “bỏ túi” những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn dưới đây:
a) Chuẩn bị vốn:
Đối với ngành kinh doanh khách sạn vốn là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm. Bởi vì kinh doanh khách sạn đòi hỏi một số vốn rất lớn để chi tiêu như: chi phí thuê mua địa điểm, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm tiện nghi, trả lương cho nhân viên, chi phí duy trì hoạt động của khách sạn…
b) Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng:
Do phải đầu tư một số vốn lớn, nên nếu không nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng thì nhà đầu tư sẽ rất dễ thua lỗ, nhất là thời buổi cạnh tranh như hiện nay. Khi muốn kinh doanh dịch vụ khách sạn bạn cần phải trả lời được những câu hỏi dưới đây:
- Nhóm khách hàng mục tiêu của khách sạn là ai?
- Họ có thường xuyên lui tới khách sạn của bạn không? Với tần suất là bao nhiêu?
- Loại hình khách sạn mà bạn muốn hướng tới?
- Nên đầu tư cơ sở vật chất, tiện nghi ở mức nào?
- Đặt giá dựa trên chi phí hay đối thủ cạnh tranh?
c) Địa điểm kinh doanh:
Trong kinh doanh khách sạn và dịch vụ lưu trú, địa điểm là yếu tố vô cùng quan trọng. Khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những khách sạn nằm gần các điểm du lịch nổi tiếng, nhà ga, sân bay… để thuận lợi cho việc di chuyển.
d) Thi công, xây dựng khách sạn:
Việc thi công, xây dựng khách sạn đòi hỏi nhiều thời gian. Bạn phải tính toán được thời điểm khởi công để hoàn thành tiến độ đúng mục đích. Các bạn có thể lựa chọn công ty xây dựng cung cấp dịch vụ thi công xây dựng khách sạn trọn gói để được thiết kế, thi công, hoàn thiện công trình một cách nhanh chóng mà bạn chỉ cần giám sát tiến độ.
e) Tuyển quản lý và nhân viên:
Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ như kinh doanh khách sạn, yếu tố con người là quan trọng nhất. Bạn cần một đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, thái độ phục vụ nhiệt tình và kỹ năng xử lý tình huống tốt. Ngoài ra, nếu bạn không thể quản lý khách sạn thì cần phải thuê một quản lý. Hãy lựa chọn những người có kinh nghiệm bởi công việc quản lý khách sạn không hề đơn giản.
Để nâng cao tính chuyên nghiệp cho khách sạn của mình bạn nên may đồng phục khách sạn cho nhân viên, điều này sẽ để lại ấn tượng tốt cho khách hàng của mình.
>> Các bạn xem thêm tiêu chuẩn thiết kế nhà hàng
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề kinh doanh khách sạn. Mọi thắc mắc về thủ tục, điều kiện, giấy phép kinh doanh khách sạn các bạn vui lòng liên hệ với công ty Tân Thành Thịnh để được tư vấn cụ thể.
GỌI NGAY TÂN THÀNH THỊNH: 0909.54.8888 - 028.3985.8888 TÂN THÀNH THỊNH LUÔN ĐỒNG HÀNH CÙNG QUÝ KHÁCH HÀNG
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com