Trang chủ

Tôn lợp mái

Vật liệu

Nhà thầu

Phong thủy

Tư vấn

Kinh doanh

Thú cưng

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 21/11/2024 |

Xây dựng nhà cao tầng theo các tiêu chuẩn thiết kế mới nhất 2021

5.0/5 (5 votes)
- 6

Nhà cao tầng là một trong những loại hình đặc biệt của công trình dân dụng được xây dựng tại các thành phố và các khu đô thị lớn. Quy trình xây dựng các công trình này nói chung và nói riêng đối với việc tiến hành các công tác trắc địa đều có những điểm đặc thù riêng so với các công trình xây dựng khác.

Xây nhà cao tầng

1. Nhà cao tầng là gì?

Xã hội ngày này càng phát triển thì xu hướng tập trung dân cư tại các đô thị lớn ngày càng tăng. Trong xu thế phát triển chung của đất nước việc xây dựng nhà cao tầng là hệ quả tất yếu của việc tăng dân số đô thị.


Các nhà cao tầng ở nước ta chủ yếu là các khách sạn, tổ hợp văn phòng và các trung tâm thương mại , do các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng có chiều cao phổ biến từ 16 đến 20 tầng. 

Sau năm 2000 hàng loạt dự án nhà cao tầng được triển khai xây dựng ở các khu đô thị mới như đảo Linh Đàm, khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, làng Quốc tế Thăng Long với độ cao từ 15 đến 25 tầng, đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà và tăng mô hình làm đẹp cảnh quan độ thị.

Nhìn chung, việc xây dựng nhà cao tầng ở nước ta mới phát triển ở giai đoạn đầu, tập trung ở Thành Phố Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Và cũng chỉ đạt ở số tầng từ 25 – 30 tầng .

1.1 Phân loại nhà cao tầng

Có nhiều định nghĩa và quy ước khác nhau về nhà cao tầng nhưng nhìn chung có thể định nghĩa các tòa nhà cao tầng có từ 7 tầng trở lên được gọi là nhà cao tầng. Các nhà cao tầng được xây dựng ở Việt Nam có thể được phân thành 5 loại nhà cao tầng như sau:

STT

SỐ  TẦNG

Phân loại

1

Từ 7 đến 11 tầng

Cao tầng loại 1

2

Từ 12 đến 15 tầng

Cao tầng loại 2

3

Từ 16 đến 25 tầng

Cao tầng loại 3

4

Từ 17 đến 33 tầng

Cao tầng loại 4

5

Từ 34 đến 50 tầng

Cao tầng loại 5


1.2 Đặc điểm của nhà cao tầng

Mỗi tòa nhà là một khối thống nhất gồm một số lượng nhất định các kết cấu chính có liên quan chặt chẽ với nhau như: Móng, tường,dầm, kèo, các trần, các trụ, mái nhà, các cửa sổ, cửa ra vào,.Tất cả các kết cấu này được chia làm hai loại, đó là kết cầu ngăn chắn và kết cấu chịu lực.

Sự liên kết các kết cấu chịu lực của tòa nhà tạo nên bộ phận khung sườn của tòa nhà. Tùy thuộc vào kiểu kết hợp các bộ phận chịu lực mà người ta phân ra ba sơ đồ kết cấu của tòa nhà.

  • Kiểu nhà khung: là kiểu nhà có khung chịu lực là các khung chính bằng bê tông cốt thép
  • Kiều nhà không có khung: là kiểu nhà được xây dựng một cách liên tục không cần khung chịu lực, các kết cấu chịu lực chính là các tường chính và các vách ngăn.
  • Kiểu nhà có kết cấu kết hợp: là kiểu vừa có khung thép, vừa có tường ngăn là kết cấu chịu lực

Dựa vào phương pháp xây dựng tòa nhà mà người ta còn phân chia thành: tòa nhà nguyên khối đúc liền, tòa nhà lắp ghép và nhà lắp ghép toàn khối.

  • Nhà nguyên khối: là kiểu nhà được đổ bê tông một cách liên tục, các tường chính và các tường ngăn được liên kết với nhau thành một khối
  • Nhà lắp ghép: là kiểu nhà được lắp ghép từng bộ khớp nhau theo các cấu kiện đã được chế tạo sẵn theo thiết kế.
  • Nhà lắp ghép toàn khối: là nhà được lắp ghép theo từng khối lớn
  • Nhà bán lắp ghép: là kiểu nhà mà các khung được đổ bê tông một cách liên tục, còn các tấm panel được chế tạo sẵn theo thiết kế sau đó  được lắp ghép lên.

2. Các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng

Nhà thầu xây dựng nhà cao tầng, chung cư, khu đô thị.. khi thiết kế tầng hầm nhà để xe cần lưu ý những thông tin như sau:


Không phải muốn xây như thế nào cũng được mà theo theo quy chuẩn thiết kế nhất định. An Gia Khang xin gửi đến quý khách hàng những thông tin như sau:

2.1 Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe nhà cao tầng

Việc xây dựng thiết kế tầng hầm sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho việc lưu trú xe cô đặc biệt là ở những trung tâm lớn và khu đông  dân cư .


Vì vậy việc xây thêm hầm để xe là một trong những giải phát hữu hiệu nhất hiện nay. Quan trọng nhất là xe cộ được để ở những nơi đúng quy định, không phải để trên lề đường lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Tùy theo mỗi công trình, từng kết cấu hạ tầng mà chủ thầu sẽ có lựa chọn thiết kế chiều cao tầng hầm phù hợp nhất. Tuy nhiên khi thiết kế sẽ phải theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe theo quy định của pháp luật .

a)  Tiểu chuẩn thiết kế hàm để xe

Quy định hiện hành về quy chuẩn đối với thiết kế hầm để xe nhà cao tầng như sau:

  • Đối với nhà cao tầng thương mại: cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ, phải bố trí tối thiểu 20m2 chỗ đỗ xe.
  • Đối với nhà ở xã hội: cứ 100mr diện tích sử dụng căn hộ phải bố trí tối thiểu 12mr chỗ đỗ xe.

Để đảm bảo đúng quy định với chiều cao của xe, tầng hầm phải có chiều cao tối thiểu là 2,2 mét. Đồng thời phải có ít nhất hai lối cho xe đi ra. Lối xe phải được thông ra ngoài đường chính, không được thông ra hàng lang.

Còn về quy định thiết kế độ dốc tầng hầm như sau:

Bộ xây dựng đã có công văn 94/BXD-KHCN về tiêu chuẩn độ dóc xuống tầng hầm như sau:

” Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15% so với chiều sâu” Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm đối với các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) lên xuống tầng hầm tại dự thảo tiêu chuẩn “Nhà cao tầng – Tiêu chuẩn thiết kế” do Viện Nghiên cứu Kiến trúc đang biên soạn có quy định đối với tầng hầm dùng để làm gara xe (bãi để xe).

b) Như vậy : Quy chuẩn về thiết kế hàm để xe

  • Chiều cao của tầng hàm tối thieur là 2,2m
  • Độ dốc tối thiểu của lối xuống tầng hầm là 14% so với chiều sâu
  • Độ dốc thẳng và đường dốc cong là 17%
  • Lối ra của tầng hầm không được thông với hành lang của tòa nhà mà phải bố trị ra đường chính.
  • Số lượng lối ra của tầng hầm không đươc ít hơn 2 và có kích thước không nhỏ hơn 0,9mx1,2m
  • Phải thiết kế một thang máy xuống tới tầng hầm của tòa nhà
  • Nền và vách hầm cần đổ bê tông cốt thép dày 20cm để tránh nước ngầm hoặc nước thải từ các nhà lân cận thấm vào.

>> Tiêu chuẩn bãi đậu xe chung cư: Khi xây nhà ở cao tầng phải bố trí chỗ để xe như sau:

  • Chỗ đề xe ô tô:  tính từ 4 hộ đến 6 hộ có 1 chỗ để xe với tiêu chuẩn diện tích 25m2/xe
  • Chỗ để xe mô tô, xe máy: tính 2 xe máy/ hộ với tiêu chuẩn điện tích là 2,5m2/xe đến 3m2/xe
  • Chỗ để xe đạp: tính 1 xe đạp/hộ với tiêu chuẩn diện tích là 0,9m2/xe

2.2 Tiêu chuẩn thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà cao tầng

Tiêu chuẩn của thiết kế cung cấp điện cho toàn nhà cao tầng là đảm bảo cho các phụ luôn luôn đủ điện năng với chất lượng trong phạm vi cho phép và khi thiết kế cung cấp điện phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:

  • Đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao tùy theo tính chất phụ tải
  • Đảm bảo chất lượng điện năng, chủ yếu là đảm bảo độ lệch và dao động điện áp bé nhất và nằm trong phạm vi giá trị cho phép so với định mức.
  • Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
  • Nguồn vốn đầu tư nhỏ, bố trí các thiết bị phù hợp với không gian hạn chế của nhà cao tầng, dễ sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Chi phí vận hành hàng năm thấp.

Những yêu cầu trên thường mâu thuẫn nhau khi thiết kế người thiết kế phải biết tư vấn, cân nhắc và kết hợp hài hòa để đưa ra một phương án tối ưu nhất, đồng thời phải chú ý đến những yêu cầu khác như: Có điều kiện thuận lợi phát triển phụ tải trong tương lai, rút ngắn thời gian thi công...

2.3.  Tiêu chuẩn cung cấp điện áp cao tầng

  • TCVN 7447:2005-2010: Hệ thống lắp đặt điện của các Toà nhà.
  • TCXDVN 394: 2007: Thiết kế lắp đặt Trang thiết bị điện trong các Công trình Xây dựng - Phần An toàn điện
  • QCVN QĐT-8: 2010/BCT: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp.
  • TCXDVN 333:2005: Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các Công trình công cộng và Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị.
  • TCXDVN 46:2007: Chống sét cho các Công trình Xây dựng - hướng dẫn thiết kế kiểm tra và bảo trì hệ thống.
  • TCVN 4756-89: Quy phạm nối đất và nối không
  • TCXD -16-86: Tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo công trình dân dụng.
  • TCXD 25:1991: Đặt đường dây điện trong nhà và công trình xây
  • dựng.
  • TCXD 27:1991: Đặt thiết bị trong nhà ở và công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế.

2.4 Tiêu chuẩn thiết kế thang thoát hiểm nhà cao tầng

  • Lối và đường thoát nạn hay nói cách khác là lối, đường dùng để thoát người khi có sự cố trong tòa nhà hay công trình mà họ đang sử dụng.
  • Lối thoát người là những cửa nào có nhiều điều kiện sau:
  • Cửa từ phòng tầng một trực tiếp ra ngoài nhà hoặc qua tiền sảnh ra ngoài nhà;
  • Cửa từ các phòng của bất cứ tầng nào đến buồng thang có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh ra ngoài nhà;
  • Cửa từ các phòng đến lối đi qua hoặc hành lang có lối ra ngoài hay vào buồng thang đi ra ngoài;
  • Cửa từ các phòng vào phòng bên cạnh ở cùng tầng có bậc chịu lửa không thấp hơn cấp III, không chứa các ngành sản xuất theo tính nguy hiểm hạng A, B, C và có lối ra ngoài trực tiếp hay vào buồng thang có lối đi ra ngoài;
  • Đường thoát người là đường dẫn đến các lối thoát và đảm bảo sự di chuyển an toàn trong một thời gian nhất định. Đường thoát người phổ biến nhất là lối đi qua hành lang, tiền sảnh và buồng thang. 

Những đường lưu thông có liên quan đến bộ phận truyền động cơ khí (thang máy, băng truyền) không được coi là đường thoát, vì khi cháy và sự cố chúng có thể không hoạt động.

a) Lối thoát nạn phải đảm bảo để mọi người trong phòng, ngôi nhà thoát ra an toàn, không bị khói bụi che phủ, trong thời gian cần thiết để sơ tán khi xảy ra cháy.

b) Các lối ra được coi là để thoạt nạn nếu chúng thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

  • Dẫn từ các phòng của tầng một ra ngoài trực tiếp hoặc qua hành lang, tiền sảnh, buồng thang;
  • Dẫn từ các phòng của bất kỳ tầng nào, không kể tầng 1, đến hành lang dẫn đến buồng thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các buồng thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có cửa đi;
  • Dẫn đến các phòng bên cạnh ở cùng một tầng có lối ra như ở mục a và b.
  • Khi đặt các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai buồng thang đó phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối tiền sảnh.
  • Các lối ra ngoài cho phép đặt thông qua ngăn cửa đệm;
  • Các lối từ tầng hầm, tầng chân cột phải trực tiếp ra ngoài.

c) Lối ra có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối đi dẫn tới cầu thang trong hay cầu thang ngoài tới hiên dẫn ra đường phố hay mái nhà, hay khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền đó ở cùng độ cao.

d)Thang máy và các phương tiện chuyển người khác không được coi là lối thoát người.

e)Các lối ra phải dễ nhận thấy và đường dẫn tới lối ra phải được đánh dấu rõ ràng bằng ký hiệu hướng dẫn.

f) Không được lắp gương ở gần lối ra.

Số lối thoát nạn ra khỏi ngôi nhà không được ít hơn hai; các lối thoát nạn phải được bố trí phân tán.

3. Quy trình xây dựng nhà cao tầng

Xây nhà cao tầng là một hạng mục công trình lớn đòi hỏi nhiều yêu cầu mà nếu chủ đầu tư không chú tâm có thể xảy ra những rủi ro lớn hay tạo ra các tình huống không mong muốn. 


Vậy quá trình xây dựng nhà cao tầng cần lưu ý những điều gì? Bài viết dưới đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này để tiện tham khảo.

Để có một công trình hoàn chỉnh, đạt tối đa công năng sử dụng và tránh được rủi ro bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề như:

3.1 Tổ chức thi công xây dựng nhà cao tầng

Phân công nhiệm vụ cho các đội thi công sao cho có thể đẩy nhanh tiến độ thi công. Đồng thời cử ban chỉ huy công trình nhằm đảm bảo sát sao tới các công đoạn để đạt được hiệu quả cao nhất.

3.2 Chọn thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu lên cao

Quá trình xây dựng nhà cao tầng với kết cấu bê tông cốt thép nhằm đảm bảo chất lượng hàng đầu và hiệu quả kinh tế thì việc vận chuyển nguyên vật liệu lên cao là rất quan trọng. Bạn cần phải căn cứ vào từng kết cấu và quy mô công trình mà lựa chọn các thiết bị thi công khác nhau. Có thể tham khảo bơm bê tông nhà cao tầng, vận thăng hay các biện pháp kỹ thuật thi công như: dầm, sàn, cột, vách thang máy, cầu thang,… 

Phải lưu ý thật kỹ khi chọn thiết bị vận chuyển nguyên liệu lên cao

 Nên lựa chọn thiết bị vận chuyển nguyên vật liệu phù hợp với quy mô công trình và để đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra trước đó.

3.3 Thực hiện công tác cốp pha

Nên chọn giải pháp thi công cốp pha cốt thép an toàn trong khi xây dựng nhà cao tầng, đảm bảo đúng tiến độ giúp mang đến chất lượng công trình đạt chuẩn. Do đó cần phải kết hợp cốp pha với cây chống để lắp dụng cho kết cấu nhỏ lẻ. 

Ngoài ra đà giáo và cốp pha cũng cần đảm bảo sự ổn định, độ cứng và dễ tháo lắp nhằm mang đến sự thuận tiện cho công tác sau này. Cốp pha cần được ghép kín và kín để không làm mất nước xi măng khi đổ, đầm bê tông. 

Lưu ý ghép cốp pha đúng chuẩn

Quá trình lắp dựng cốp pha cần đảm bảo chất lượng công trình hàng đầu đồng thời tối ưu mong muốn của chủ đầu tư.

3.4 Lắp dựng cột, dầm và sàn

Công đoạn này trước tiên cần đổ mầm cột cao khoảng 50mm để tạo được đường dựng bán khuôn. Thế nhưng cũng cần phải lưu ý đặt sẵn các thép chờ trên sàn để tạo chỗ neo cho cốp pha cột. 

Sau đó gia công thành từng mảng với kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột, ghép các mảng theo kích thước cụ thể từng cột đồng thời đừng quên để cửa sổ đổ bê tông, chân cột chừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông. 

Nhà cao tầng là công trình phức tạp nên cần đặc biệt chú trọng

Cần phải lắp dựng dầm, cột, sàn đúng tiêu chuẩn và kỹ thuật mang đến hiệu quả cao trong quá trình thi công xây dựng nhà cao tầng mà vẫn đảm bảo được đúng tiến độ đề ra.

Với việc lắp dựng dầm thì trước hết cần phải xác định tim dầm và rải ván lót để đặt chân cột. Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát với cột rồi cố định 2 cột chống. Tiếp theo đặt thêm một số cột theo dọc tim dầm. Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống T rồi cố định hai đầu bằng hệ thống giằng.

Sau đó đặt những tấm ván khuôn thành dầm và đóng đinh liên kết với đáy dầm rồi cố định mép trên bằng cây chống xiên, gông, bu lông. Sau cùng kiểm tra lại tim dầm, đồng thời chỉnh độ cao đáy dầm sao cho đúng với bản vẽ thiết kế.

3.5 Lắp dựng cốt thép sàn đạt chuẩn

Sau cùng với phần sàn bạn cần phải sử dụng ván khuôn thép định hình rồi đặt trên hệ giàn giáo chữ A chịu lực bằng thép với hệ xà gồ đỡ sàn và  xà gồ thép. 

Sử dụng cốt thép đạt chuẩn để tránh rủi ro

Nên dùng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình với những diện tích khó thi công còn lại thì nên dùng kết hợp với ván khuôn gỗ. Tính theo chu vi sàn có ván diềm sẽ được liên kết đinh con đỉa với thành ván khuôn dầm, dầm đỡ ván khuôn dầm.

3.6 Thực hiện công tác cốt thép

Đầu tiên cần phải gia công cốt thép như thiết kế ở kho công trường theo như tiến độ thi công. Điều này có thể khắc phục các sai sót và đảm bảo gia công chính xác như bản vẽ thiết kế và tiến độ đề ra. Công việc uốn, cắt thép và hàn cốt thép phải được đảm bảo theo yêu cầu công việc. 

Trong đó quá trình gia công cần được sắp xếp theo các chủng loại và cấu kiện riêng nhằm tránh nhầm lẫn một cách tối đa.

Thực hiện công tác cốt thép đúng tiến độ đồng thời vẫn phải đảm bảo yêu cầu giúp tối ưu mong muốn của chủ đầu tư.

3.7 Đổ bê tông công trình

Trước khi đổ bê tông cần phải kiểm tra kích thước, hình dáng cũng như khe hở của ván khuôn. Tiếp đến kiểm tra giàn giáo, cốt thép và sàn thao tác. Cuối cùng phải chuẩn bị hệ thống ván gỗ để làm sàn công tác.

Chiều cao rơi tự do của bê tông thường không quá 1,5-2m nhằm tránh bị phân tầng bê tông. Khi đổ bê tông cũng phải chú ý theo trình tự đã định, từ trong ra ngoài, từ xa tới gần. Bắt đầu ở chỗ thấp trước sau đó đổ từng lớp, xong lớp nào cần dầm ngay lớp đó. Cần phải dùng đầm bàn cho sàn, dầm và tường, đầm dùi cho cột. 

Lưu ý rằng bê tông cần đổ liên tục không ngừng và trong mỗi kết cấu mạch ngừng cần bố trí ở các vị trí có lực cắt với mô men uốn nhỏ. 

Khi trời mưa cần phải che chắn và không để nước mưa rơi vào bê tông. Nên đổ bê tông cột có chiều cao dưới 5m và tường có chiều cao dưới 3m thì cần đổ liên tục.

Với những cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m cần chia thành nhiều đợt nhưng vẫn phải đảm bảo vị trí, cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lý. Do đó bê tông dầm và bản sàn phải được tiến hành đồng thời, khi dầm có kích thước hơn 80cm thì có thể đổ riêng các phần nhưng cần bố trí mạch ngừng thi công hợp lý.

Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu đến các những thông tin chi tiết về lưu ý trong quá trình xây dựng nhà cao tầng. Nếu chưa có những thông tin cụ thể về vấn đề này những thông tin trong bài viết chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn.

 Quý khách hàng còn thắc mắc về vấn đề này có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline : 0937 181 181 để được tư vấn trực tiếp và cụ thể nhé.

4. Lưu ý khi thiết kế nhà cao tầng

Công ty xây dựng và thiết kế An Gia Khang, xin được chia sẽ với các bạn những quy định về thiết kế nhà cao tầng là một thể loại thiết kế công trình kiến trúc có chiều cao lớn, đòi hỏi phải đáp ứng được những tiêu chuẩn và quy định theo yêu cầu của pháp luật.

 

Bên cạnh đó cũng phải thể hiện được vẻ đẹp độc đáo riêng của tòa nhà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thiết kế nhà cao tầng, mời các bạn tham khảo. 

Thiết kế nhà cao tầng cần đúng theo quy định

4.1 Thiết kế nhà cao tầng phải đáp ứng những quy định gì?

Xây dựng, thiết kế nhà cao tầng cần phải đáp ứng được những quy định sau đây:

  • Nhà cao tầng phải đảm bảo độ an toàn, bền vững, thích dụng, mỹ quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và nhu cầu sử dụng.
  • Thiết kế nhà ở cao tầng phải đa dạng về quy mô căn hộ để đáp ứng nhiều nhu cầu nhà ở và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
  • Nhà cao tầng phải đảm bảo đúng các điều kiện về an ninh, phòng chống cháy nổ, chống ồn, tầm nhìn cảnh quan và vệ sinh môi trường. Nhưng đồng thời cũng phải có tính độc lập, khép kín, tiện nghi cho người sử dụng.
  • Căn nhà phải thuận tiện để người sử dụng tiếp cận được các trang thiết bị và hệ thống cung cấp dịch vụ như mạng, truyền hình cáp, điều hòa không khí…
  • Thiết kế nhà cao tầng phải tính đến các tác động của động đất, gió, bão theo như quy định hiện hành.
  •  Nhà ở cao tầng phải đảm bảo tính bền vững, ổn định, độ biến dạng nằm trong giới hạn cho phép.
  •  Phải bố trí khe lún, khe co giãn theo đúng những quy định của nhà nước.
  •  Kết cấu tường bao bên ngoài nhà phải đảm bảo an toàn, cách nhiệt, chống ồn và chống thấm.

>>  Giải pháp thiết kế công trình nhà cao tầng tiện lợi và đón đầu xu thế

Chủ đầu tư khi thiết kế nhà ở cao tầng cần phải căn cứ vào các hoạt động trong công trình, đối tượng sử dụng, yếu tố tâm lý, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện khí hậu tự nhiên và xu thế phát triển trong tương lai để xác định cơ cấu căn hộ và chọn được các giải pháp thiết kế phù hợp nhất.

Nhà cao tầng phải có các loại không gian chức năng như sau:

a) Không gian chức năng giao tiếp

Sảnh chính của tòa nhà, khu vực sảnh của các tầng, phòng đa năng (phòng hội họp, phòng sinh hoạt tập thể…). Tiêu chuẩn diện tích được tính từ 0,8m2/ chỗ ngồi đến 1,0m2/ chỗ ngồi, tổng diện tích nhỏ nhất sẽ là 36m2.

Sảnh chính vào tòa nhà cao tầng phải dễ dàng nhận biết, cần bố trí thêm các chức năng như phòng thường trực, khu vực bảo vệ, chỗ đợi… Mỗi tầng của tòa nhà phải bố trí sảnh tầng có diện tích tối thiểu là 9m2, có hệ thống chiếu sáng đầy đủ để phục vụ các hoạt động giao tiếp hàng ngày. 

b) Khu vực sảnh chính của tòa nhà cao tầng

Phòng đa năng của tòa nhà thường được bố trí ở tầng 1 kết hợp với sảnh hoặc bố trí ở trên mái, trong tòa nhà để phục vụ hoạt động công cộng, sử dụng vào các mục đích sinh hoạt hội họp, câu lạc bộ, thể thao văn hóa của cộng đồng sống trong tòa nhà.

c) Không gian chức năng phục vụ công cộng

Phòng chức năng phục vụ công cộng có thể được thiết kế tập trung hoặc phân tán theo các tầng của tòa nhà. Tổ chức phục vụ công cộng trong nhà cao tầng phải theo đơn nguyên và liên hệ với khả năng phục vụ công cộng trong khu đô thị.

Để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, tòa nhà sẽ không bố trí các cửa hàng kinh doanh hóa chất, vật liệu xây dựng, các hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, các cửa hàng buôn bán vật liệu cháy nổ…

d) Không gian chức năng quản lý hành chính

Trong tòa nhà phải bố trí các phòng quản lý hành chính, phòng quản lý kỹ thuật ngôi nhà, phòng cho các nhân viên quản lý nhà, trông xe, bảo vệ, dịch vụ kỹ thuật. Tùy theo điều kiện cụ thể mà sẽ thiết kế ở tầng hầm hay tầng một của tòa nhà. Diện tích phòng làm việc được tính từ 5m2/ người đến 6m2/ người.

Một số không gian khác mà tòa nhà phải có là không gian chức năng giao thông là cầu thang bộ, hành lang, thang máy… Không gian kỹ thuật là phòng đựng các thiết bị điện, nước…

4.2 Thiết kế hệ thống cấp thoát nước cho nhà cao tầng

Tòa nhà cao tầng không thể thiếu hệ thông cấp thoát nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy như quy định trong tiêu chuẩn hiện hành. Hệ thống cấp thoát nước cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

  • Thiết kế hệ thống nước tùy theo mức độ tiện nghi, tiêu chuẩn dùng nước trong ngày dùng nước lớn nhất khoảng 200 lít/người/ngày đêm đến 300 lít/ người/ngày đêm. Tiêu chuẩn nước chữa cháy lấy 2,5 lít/giây/cột và số cột nước chữa cháy bên trong nhà lấy là 2.
  • Nên tận dụng triệt để áp lực đường ống cấp nước bên ngoài. Nếu không đủ áp lực phải thiết kế hệ thống phân vùng cấp nước để đảm bảo lưu lượng và áp lực nước. Áp lực nước làm việc của các dụng cụ vệ sinh trong hệ thống cấp nước sinh hoạt không được lớn hơn 60m. Áp lực tự do thường xuyên của các họng chữa cháy bên trong tòa nhà phải đảm bảo chiều cao cột nước không thấp hơn 6m. 
  • Hệ thống nước phải đảm bảo cấp nước liên tục cho nhu cầu sử dụng nước trong nhà ở cao tầng.
  • Mạng lưới phân phối của đường ống cấp nước bên trong tòa nhà được đặt trong tầng hầm, tầng kỹ thuật, nhưng không được đặt chung với các đường ống thông gió và thông hơi.
  • Chủ đầu tư phải chuẩn bị giải pháp chống ồn do hiện tượng va thủy lực cho các thiết bị cấp thoát nước như van giảm áp, vòi lấy nước, máy bơm…
  • Tòa nhà phải đặt két nước áp lực hoặc bể chứa nước trên máu nhà cao tầng để đảm bảo khối lượng nước dự trữ nhằm điều chỉnh chế độ nước không điều hòa và cấp nước chữa cháy trong thời gian 10 phút. Thiết kế ống phân phối riêng để đảm bảo nước dùng cho chữa cháy không bị sử dụng vào mục đích khác.
  • Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt được lấy theo tiêu chuẩn cấp nước và được thiết kế theo độ tự chảy. Nếu không thể tự chảy ra hệ thống thoát nước bên ngoài phải thiết kế trạm bơm thoát nước.
  • Tòa nhà phải có hệ thống thoát nước mưa trên mái và thoát nước mưa tầng hầm. Hệ thống thoát nước mưa tầng hầm được thu gom tại các hố ga sau đó dùng máy bơm tự động bơm và hệ thống thoát nước. Thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái phải dựa vào mặt bằng mái, diện tích mái.

4.3 Thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho tòa nhà cao tầng.

Hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong tòa nhà cao tầng phải được thiết kế theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành. 

Tòa nhà có thể thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm cho các không gian phục vụ công cộng trong tòa nhà. Đây có thể là một tổ máy độc lập hoặc không độc lập được đặt tại vị trí thích hợp với độ dài của tuyến ống dẫn khí đi và về không nên lớn hơn 60m.

Đối với các căn phòng trong tòa nhà nên thiết kế hệ thống điều hòa không khí cục bộ. Mỗi căn phòng phải chừa sẵn vị trí lắp đặt các thiết bị điều hòa và các đường ống thu nước từ máy điều hòa để không ảnh hưởng đến kiến trúc mặt đứng của công trình và vệ sinh môi trường. 

Tòa nhà cần thiết kế hệ thống cửa sổ, cửa đón gió vào và cửa thoát gió ra để đảm bảo thông gió tự nhiên. Khi thiết kế cũng phải tính đến các giải pháp cách nhiệt, che chắn nắng cho tòa nhà.

4.4 Thiết kế điện chiết sáng, chống sét và hệ thống thông tin liên lạc cho tòa nhà cao tầng.

Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng cho tòa nhà phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành về chiếu sáng. Tủ phân phối điện chiếu sáng được đặt ở phòng kỹ thuật, các tủ, bảng điện được đặt ở các tầng để cấp điện cho các phòng và tiện quản lý, sử dụng và sửa chữa.

 Việc cung cấp điện từ tủ, bảng điện tầng đến từng phòng phải đi bằng tuyến dây hoặc cáp điện dọc theo hành lang và chôn ngầm vào tường. Hệ thống chiếu sáng được bảo vệ bằng các aptomat, các công tắc điều khiển ổ cắm được lắp ở độ cao 1,2m.

Khi thiết kế nhà cao tầng đặc biệt phải chú ý đến giải pháp chống sét để tránh khả năng bị sét đánh thẳn, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ và chống điện áp cao của sét lan truyền theo hệ đường dây cấp điện hạ áp trong công trình. 

Trong tòa nhà cao tầng phải thiết kế đồng bộ hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình. Trong các căn hộ, các ổ cắm điện thoại đặt ngầm trong tường được bố trí ở độ cao 0,5m tùy theo kiến trúc nội thất. Mạng thuê bao điện thoại được thiết kế theo sơ đồ nguyên lý mạng hình tia.

Thiết kế hệ thống phòng chống cháy nổ phải tuân thủ theo những quy định hiện hành. Phải tổ chức đường giao thông, hệ thống cấp nước chữa cháy và hệ thống báo cháy trong khu vực tòa nhà.

Mong rằng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp quý vị có thêm kinh nghiệm khi thiết kế nhà cao tầng.

>> Các bạn xem thêm xây dựng nhà hàng nên chọn loại hình nào?

5. Mẫu nhà cao tầng đẹp

Công ty cổ phần thiết kế và xây dựng An Gia Khang, xin đươc chia sẽ với các bạn những mẫu nhà cao tầng đẹp nhất.


5. Công ty xây dựng An Gia Khang

Công ty xây dựng An Gia Khang là nhà thầu xây dựng uy tín và chất lượng tại TPHCM. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc triển khai dự án thực tế, An Gia Khang luôn mang đến sự an tâm và hài lòng cho mọi khách hàng.

Sở hữu hồ sơ năng lực chuyên môn cao, đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm thực tế, An Gia Khang luôn đón đầu xu hướng thiết kế mới, nắm bắt mọi nhu cầu khách hàng, hiện thực hóa ý tưởng với chi phí phù hợp nhất, nhằm mang lại không gian thoải mái nhất cho mọi gia chủ.

Đến với An Gia Khang, quý khách hàng hoàn toàn an tâm bởi:

  • Kết quả của việc thi công nội thất nhà phố hoàn thành giống bản vẽ và thỏa thuận ban đầu 99%.
  • Sản phẩm nội thất đều đạt chuẩn chất lượng cao cấp, độ bền cực cao.
  • Vật dụng trang trí có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
  • Bàn giao nhà đúng tiến độ, bản vẽ.
  • Tư vấn, giải đáp và hỗ trợ mọi nhu cầu khách hàng.
  • Tối ưu hóa chi phí, mang lại lợi ích khách hàng tốt nhất.

Nếu bạn có nhu cầu thiết kế – thi công xây nhà tiền chế mà chưa biết lựa chọn đơn vị thi công nào? Bạn đang cần tính toán chi phí và thiết kế nhà phố theo nhu cầu? Hãy liên hệ với An Gia Khang – chúng tôi sẵn sàng thiết kế – thi công nội thất trọn gói, cam kết làm hài lòng mọi yêu cầu của chủ đầu tư. 


>> Các bạn xem thêm xây dựng nhà phố


Mọi thông tin chi tiết liên hệ tại:

  • Địa chỉ VP: 340/34 Quang Trung, P.10, Quận Gò Vấp, TPHCM
  • Chi nhánh: Tổ 1, Ấp Đường Bào, Xã Dương Tơ, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
  • Hotline: 0937 181 181